Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeTue May 26, 2015 9:35 am by trungvn

» Liên tục chiêu sinh lớp " 1 KÈM 1"
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeSat May 09, 2015 10:00 am by nobita32

» TRUNG TÂM TALENT CHIÊU SINH
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeThu May 07, 2015 7:10 pm by nobita32

» Nhận biết triệu chứng mụn rộp sinh dục
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeMon May 04, 2015 9:18 am by trungvn

» Hình ảnh bệnh mụn rộp sinh dục
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeSun May 03, 2015 9:31 am by trungvn

» xin tài liệu hướng dẫn nhuộm và làm tiêu bản
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeSat Dec 20, 2014 1:43 pm by truongminhtam2008

» Thông Báo Tuyển Sinh Lớp Chứng Chỉ Ngoại Ngữ B1, B2 Theo Khung Châu Âu
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeThu Oct 02, 2014 4:44 pm by nobita32

» Học tiếng anh ở trung tâm nào tốt nhất!
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeWed Apr 16, 2014 3:14 pm by nobita32

» Tuyển sinh liên thông cử nhân Xét nghiệm Y học năm 2014
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeTue Mar 25, 2014 9:20 am by duocsyhanoi

» Mong các bạn trả lời gip1 mình. Mình đang cần gấp ạ. Cảm ơn nhiều ạ
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeSun Dec 22, 2013 2:31 pm by worrylate1993

» TÓM TẮT HỆ THỐNG BETHESDA 2001
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeFri Nov 15, 2013 2:49 pm by trolaitimnhau

» Sinh Hóa
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng I_icon_minitimeTue Oct 08, 2013 10:25 pm by tramduong

Microbiology
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng EZ0.6927645_28909_1
Bệnh học TB
Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng RN0.6928815_28909_1
Đăng Nhập

Quên mật khẩu


Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng

2 posters

Go down

Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng Empty Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng

Bài gửi by phamnguyenhuuphuc Wed Dec 01, 2010 12:54 am

phamnguyenhuuphuc
phamnguyenhuuphuc
Ngũ đẳng
Ngũ đẳng

Tổng số bài gửi : 127
Points : 287
Reputation : 2
Join date : 05/11/2009
Age : 35
Đến từ : Ben Tre

http://phamnguyenhuuphuc.forumotion.net

Về Đầu Trang Go down

Huyết Học-Máu Và các Chế Phẩm Máu Sử Dụng Trong Lâm Sàng Empty Máu và các thành phần máu

Bài gửi by Good!!! Mon Apr 04, 2011 8:04 pm

Máu toàn phần:
Là máu được lấy ra từ người hiến máu thích hợp, máu vô khuẩn, an toàn sinh học, có chất chốn đông và bảo quản. Máu toàn phần là nguồn nguyên liệu để sản xuất các chế phẩm máu. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1 để được 35 ngày. Do được coi là nguồn nguyên liệu, việc sủ dụng máu toàn phần trên lâm sàng rất hạn chế. Máu toàn phần được xem xét dùng cho các trường hợp đồng thời có thiếu hụt hồng cầu và thể tích máu, ví dụ mất máu do chấn thương.
Khối hồng cầu:
Là phần còn lại của máu toàn phần sau khi đã loại bỏ phần huyết tương mà không sử lý gì thêm. Sản phẩm có hematocrit đạt 0,6-0,75, vẫn còn nhiều bạch cầu và tiểu cầu. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1, để được 35 ngày. Khối hồng cầu được dùng thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong thiếu máu.
Khối hồng cầu loại bỏ lớp bạch-tiểu cầu: Được chế từ máu toàn phần bằng cáh tách phần huyết tương và lớp bạch tiểu cầu khỏi khối hồng cầu. Sản phẩm có hematocrit đạt 0,6-0,75, số lượng bạch cầu và tiểu cầu thấp. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1 để được 35 ngày. Khối hồng cầu loại bỏ lớp bạch-tiểu cầu được dùng thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong thiếu máu.
Khối hồng cầu có thêm dung dịch nuôi dưỡng: Được chế từ máu toàn phần bằng cách tách phần huyết tương khỏi khối hồng cầu, sau đó thêm vào một dung dịch nuôi dưỡng thích hợp. Sản phẩm có hematocrit không vượt quá 0,7 số lượng bạch cầu và tiểu cầu còn nhiều. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1 để được 35 ngày. Thành phần này được dùng thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong thiếu máu.
Khối hồng cầu loại bạch cầu: Được chế từ máu toàn phần bằng cách tách phần huyết tương khỏi khối hồng cầu, loại bỏ lớp bạch-tiểu cầu, sau đó lọc loại bỏ bạch cầu khỏi khối hồng cầu. Sản phẩm có hematocrit từ 0,6 đến 0,75, số lượng bạch cầu và tiểu cầu còn rất ít. Bảo quản ở 2-6 độ C, nếu dùng chất chống đông CPD-A1 để được 35 ngày. Nếu trong quá trình lọc bạch cầu có áp dụng hệ thống mở thì chỉ được phép bảo quản trong vòng 24h ở 2-6 độ C. Khối hồng cầu này được dùng thay thế trong mất máu và dùng điều trị trong thiếu máu. Đặc biệt áp dụng cho bệnh nhân có nguy cơ nhằm tránh xảy ra phản ứng không hoà hợp với kháng nguyên bạch cầu đồng loài.
Khối tiểu cầu:
Được chế từ máu toàn phần, phần này có chức phần lớn lượng tiểu cầu có trong túi máu và có tác dụng điều trị. Khối tiểu cầu được điều chế bằng 2 phương pháp: từ huyết tương giầu tiểu cầu và từ lớp bạch-tiểu cầu. Sản phẩm có số lượng bạch cầu và hồng cầu còn rất ít. Bảo quản trong túi nhựa có chức năng trao đổi khí, trên máy lắc và ở 20-24 độ C. Hạn sử dụng 5 ngày, nếu sản xuất trên hệ thống hở chỉ dùng được trong 24 h. Khối tiểu cầu được chỉ định dùng cho các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu mức độ nặng.
Tiểu cầu máy:
Được chế bằng cách trực tiếp tách ra thành phần tiểu cầu từ người hiến máu sử dụng thiết bị tách tế bào tự động. Sản phẩm có số lượng tiểu cầu rất cao thường gấp 5-10 lần lượng tiểu cầu có trong khối tiểu cầu. Bảo quản trong túi nhựa có chức năng trao đổi khí, trên máy lắc và ở 20-24 độ C. Hạn sử dụng 5 ngày. Tiểu cầu máy được chỉ định dùng cho các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu mức độ nặng.
Huyết tương tươi đông lạnh: có thể tách từ máu toàn phần hoặc trực tiếp tách bằng máy từ người hiến huyết tương. Sản phẩm này có chứa các yếu tố đông máu, albumin và globulin miễn dịch. Bảo quản –180Cđến –250C: 3 tháng, –250C: 24 tháng, –800C: 25 năm. Huyết tương tươi đông lạnh được dùng trong điều trị các rối loạn đông máu, trong điều trị xuất huyết giảm tiểu cầu. Là nguồn nguyên liệu chính để sản xuất tủa lạnh yếu tố 8.
Tủa lạnh yếu tố 8:
Là thành phần huyết tương có chứa phân đoạn globilin kết tủa được làm từ huyết tương tươi đông lạnh. Với thể tích khoảng 10-20 ml, thành phần này chứa yếu tố đông máu với nồng độ cao. Sản phẩm có chứa tỷ lệ lớn yếu tố 8, yếu tố Von Willebrand, fibrinogen, yếu tố 13 và fibronectin. Bảo quản –180Cđến –250C: 3 tháng, –250C: 24 tháng. Dùng trong điều trị các trường hợp thiếu hụt yếu tố 8 (bệnh ưa chảy máu A, bệnh Von Willebrand), đông máu rải rác lòng mạch, thiếu hụt fibrrinogen.

Huyết tương loại tủa 8:

Là thành phần điều chế từ huyết tương bằng cách lấy đi phần tủa lạnh yếu tố 8. So với huyết tương tươi đông lạnh, sản phẩm này chứa cùng mức albumin, các globulin miễn dịch, các chất đông máu, ngoại trừ có giảm rõ yếu tố 5, yếu tố 8 và fibrinogen. Bảo quản –180Cđến –250C: 3 tháng, –250C: 24 tháng, –800C: 25 năm. Huyết tương loại tủa 8 chỉ được dùng cho các trường hợp xuất huyết giảm tiểu cầu.
VIỆN HUYẾT HỌC - TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG
Good!!!
Good!!!
lục đẳng
lục đẳng

Tổng số bài gửi : 192
Points : 369
Reputation : 3
Join date : 05/11/2009

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết